Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Hình ảnh rùa đội bia có ý nghĩa gì?

Hình ảnh rùa đội bia có ý nghĩa gì?

(PL+) - Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều không ai còn xa lạ với hình ảnh những chú rùa đội trên mình tấm bia đá đặt ở trong văn miếu hay các ngôi chùa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ý nghĩa tường tận của biểu tượng này.
Trong văn hóa của người Việt, con rùa là một trong những con vật linh thiêng, nằm trong bộ tứ linh bao gồm: Long, Ly, Quy, Phụng. Trong đó, rùa là con vật tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Mặc dù không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo.
Trong một số ngôi chùa ở thời Lý -Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ để đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mồm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. Và hiện tại, ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội cũng vẫn đang còn lưu trữ 82 con rùa đội trên lưng mình 82 tấm bia ghi tên của các vị tiến sĩ đỗ đạt thời xưa, như một minh chứng biểu hiện cho nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam. 
Rùa đội bia tiến sỹ ở Văn miếu  Quốc Tử Giám. Ảnh: internet.
Rùa đội bia tiến sỹ ở Văn miếu  Quốc Tử Giám. Ảnh: internet.
 Hình ảnh những rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam như vậy, vốn vẫn được mọi người hiểu rằng điều đó mang ý nghĩa rùa là vật truyền tải thông tin và văn hóa.
Phải chăng sự lí giải trên vẫn còn quá khiêm nhường, chưa bóc tách được hết tầng ý nghĩa ẩn sâu trong đó ?.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Pháp luật Plus đã có buổi trao đổi với GS Trần Lâm Biền, một trong những nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, luôn tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo như : Phật giáo và văn hóa dân tộc; Một con đường tiếp cận lịch sử; Chùa Việt; Đồ thờ trong di tích của người Việt….
Chia sẻ với Pháp luật Plus, GS. Trần Lâm Biền cho biết:
“Để giải thích hình tượng trên, trước tiên phải nói đến ý nghĩa của hình ảnh con rùa đối với văn hóa của người Việt. Con rùa có 2 bộ phận biểu chưng chính đó là phần mai khum khum biểu tượng cho trời, còn phần bụng phẳng tượng trưng cho đất. Bởi vậy, khi trời đất giao hòa, con người sẽ nằm ở giữa. Và phần giữa ấy giống như cái nhà đối với con người, với phần mái là chiếc mai rùa, sàn nhà là phần bụng rùa còn cột nhà chính là phần chân rùa.
Trong đó, con người nằm ở giữa, tức là nằm trong dòng chảy của sinh lực trời đất, mọi sự việc, hoạt động phát sinh, phát triển của con người đều diễn ra ở đây.
Sự tồn tại của con rùa là do âm dương đối đãi, hòa hợp giữa phần mai và phần thân rùa. Bởi vậy, rùa mang trọng trách đội bia.
 Nói về tấm bia, nó tồn tại do đi đúng với quy định của trời đất và các tầng vũ trụ. Chán bia và vòng chầu mặt trời là biểu trưng của tầng trên. Còn rùa đóng vai trò ở tầng dưới, sự việc của con người sẽ nằm ở giữa con rùa. Điều đó tạo nên thiên địa nhân hòa. Hay có thể nói, 3 biểu tượng ấy hợp lại tạo thành hình ảnh rùa đội bia, biểu tượng cho sự bền vững.”
Hình ảnh rùa đội bia là biểu tượng cho sự bền vững. Ảnh: internet.
Hình ảnh rùa đội bia là biểu tượng cho sự bền vững. Ảnh: internet.
Không chỉ có hình ảnh rùa đội bia, mà trong văn hóa của người Việt có rất nhiều hình ảnh biểu tượng đặc sắc khác, mà đến nay ý nghĩa của chúng vẫn luôn là một ẩn số khiến cho mọi người luôn hiếu kì muốn khám phá.

.

Hình ảnh linh thú trên đầu đao ở mái chùa có ý nghĩa gì?

Hình ảnh linh thú trên đầu đao ở mái chùa có ý nghĩa gì?

  

(PL+) - Hình ảnh con vật được đắp trên mái chùa Một Cột có tên gọi và ý nghĩa gì? Hãy cùng Pháp Luật Plus khám phá điều bí ẩn này.
Theo TS Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho rằng hình ảnh linh thú xuất hiện trên đầu đao mái chùa ở các công trình kiến trúc cổ tôn nghiêm như : Chùa Một Cột, nhà Bát Giác ở chùa Láng, đình làng Mông Phụ (Đường Lâm)… đó là Xi Vẫn.
Hình ảnh Xi Vẫn trên đầu đao mái chùa. Ảnh: internet.
Hình ảnh Xi Vẫn trên đầu đao mái chùa. Ảnh: internet.
 Xi Vẫn là một từ Hán Việt có ý nghĩa như sau: “Xi” là đuôi con chim si (đuôi cá biển), “Vẫn” là long vẫn tức là miệng rồng hoặc đầu rồng. Xi Vẫn là hình ảnh kết hợp giữa đuôi con cá và miệng con rồng.
Xi Vẫn là một trong những con của rồng. Theo truyền thuyết kể lại, rồng sinh ra chín con nhưng không con nào trở thành rồng cả. Chín con rồng được gọi bằng những cái tên khác nhau là Bị Hí, Xi Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc… Xi Vẫn là con thứ hai mang hình dáng đầu rồng đuôi cá và thường được đắp trên đầu đình, mái nhà, công trình kiến trúc cổ...
Nguồn gốc của Xi Vẫn là hình tượng của văn hóa Trung Quốc vay mượn từ văn hóa Ấn Độ từ hình ảnh loài thú huyền thoại makara (loài thú này mang biểu tượng của nước, có hình đầu thú như: đầu voi, đầu cá sấu.., phần sau là đuôi cá, cũng có khi là đuôi công trống. Makara là vật cưỡi của Ganga - chúa tể sông Hằng và Varuna - chúa tể biển cả).
Hình ảnh Makara Ân Độ. Ảnh: Robert Beer.
Hình ảnh Makara Ân Độ. Ảnh: Robert Beer.

Makara hình cá sấu, vật cưỡi của thần Varuna. Nguồn: Tranh Ấn Độ.
Makara hình cá sấu, vật cưỡi của thần Varuna. Nguồn: Tranh Ấn Độ.
 Trong bài thơ Diên Hựu Tự của Trúc Lâm đệ tam tổ - Thiền sư Huyền Quang (1254 -1334), cũng có viết về hình tượng Xi vẫn như sau:
Xi vẫn đảo miên phương kính lãnh
Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn
(Hình xi vẫn ngủ ngược trên gương nước lạnh
Đôi bóng tháp thon vút như ngón tay ngọc giá băng)
Biểu tượng Xi Vẫn có những chuyển biến khác nhau ở từng thời kỳ. Thời Lý - Trần, Xi Vẫn được đặc tả ở râu, bờm, lưỡi và không có thân hay đuôi; miệng không há to dữ dằn như ở Trung Hoa mà luôn ngậm một viên hỏa châu.
Phong cách mỹ thuật duyên dáng, tinh tế ấy phần nào thể hiện tài hoa của con người Đại Việt vào thời kỳ đó. Xi Vẫn thời Lê chịu ảnh hưởng của phong cách nhà Minh.
Hình ảnh Xi Vẫn trên mái Chùa Một Cột. Ảnh: internet.
Hình ảnh Xi Vẫn trên mái Chùa Một Cột. Ảnh: internet.
 Đến thời nhà Nguyễn, Xi Vẫn đã được “long hóa”, hoặc “thú hóa” để trở thành hình tượng con vật đầu rồng, có bốn chân với móng vuốt sắc nhọn, đôi khi có những vầng mây tỏa ra từ thân và đuôi.
Lý giải về ý nghĩa của hình ảnh Xi Vẫn, có một truyền thuyết mà trong sách Thái bình ngự lãm của Lí Phường đời Bắc Tống có ghi chép và kể lại rằng: “Vào đời Hán, sau khi điện Bách Lương bị hỏa hoạn, có người thầy mo đất Việt nói rằng: Ngoài biển có con Ngư cù (rồng cá), đuôi giống đuôi con si (cú), đập sóng mà làm mưa. Vua Hán Vũ Đế bèn tạc tượng con thú ấy để yểm hỏa tai.”
Đình làng Mông Phụ ở làng cổ Đường Lâm cũng được trang trí hình ảnh Xi Vẫn trên mái chùa.Ảnh: internet.
Đình làng Mông Phụ ở làng cổ Đường Lâm cũng được trang trí hình ảnh Xi Vẫn trên mái chùa.Ảnh: internet.
TS Trần Trọng Dương cũng chia sẻ về hình ảnh Xi Vẫn như sau: “Ở các ngôi đình, đền, miếu… thường được dựng bằng gỗ nên hỏa hoạn rất dễ xảy ra, mà Xi Vẫn theo truyền thuyết lại là con vật có khả năng phun mưa. Vì thế, người xưa cho rằng đắp Xi Vẫn trên các công trình gỗ đó có ý nghĩa tránh hỏa tai. Bởi vậy, Xi Vẫn thường được đắp trên các công trình kiến trúc lớn, có ý nghĩa tôn giáo như đền, miếu, đình… “
 Mỗi một hình tượng trong văn hóa Việt Nam đều mang những lớp ý nghĩa biểu tượng khác nhau, đó có thể là một sáng tạo bản địa hay là sản phẩm của sự giao thoa, tiếp xúc giữa các nền văn hóa. Và Xi Vẫn ở Việt Nam chính là biểu tượng của thần nước từ văn hóa Ấn Độ và thần trừ hỏa tai có nguồn gốc Trung Hoa.


Bảo Yến

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Đền Bì

 Bản kê khai thần tích năm 1938
 Bài phát biểu của ông trần Rãm làng Tử Đôi huyện Tiên Lãng tp hải Phòng tại hội thảo khoa học Ngũ Linh Từ huyện Tiên lãng năm 2009
 Khẳng định Cụ Ngô Đăng Lợi hội trưởng Hội KHLS Hải phòng tại hội thảo khoa học LS
 Câu đối, đại tự được ghi lại tại Đền Long Bì (Đền Bì) Tử Đôi do bảo tàng LS Hải Phòng ghi lại trong hồ sơ công nhận di tích
Từ điển bách khoa dư địa chí Hải Phòng